Home Assistant là phần mềm điều khiển nhà thông minh mã nguồn mở. Nó có thể đảm bảo được quyền riêng tư của người dùng và hoàn toàn miễn phí khi sử dụng. Google Home của Google, Apple HomeKit của Apple, Amazon Alexa của Amazon hay Samsung SmartThings của Samsung… tất cả đều được các hãng lớn viết ra, bạn chỉ có thể sử dụng: thêm thiết bị, tạo các tình huống, các ngữ cảnh,... Home Assistant thì khác. Với nền tảng mã nguồn mở này, người dùng có thể vận hành hệ thống điều khiển nhà thông minh của chính mình trong khi vẫn đảm bảo sự riêng tư và không phụ thuộc nhiều vào mạng internet. Vậy Home Assistant là gì? Tìm hiểu tính năng và cách sử dụng Home Assistant qua bài viết dưới đây của T-HOME nhé!
Home Assistant còn được gọi là “HA” hay “HASS” là một nền tảng quản lý nhà thông minh được lập trình bằng ngôn ngữ Python. Nó có thể chạy trên mọi nền tảng hệ điều hành và quản lý ngôi nhà thông minh qua giao diện web hay qua ứng dụng trên smartphone. Home Assistant có 2 phiên bản. Phiên bản “Home Assistant” hay "Home Assistant Core" là thành phần cốt lõi nhất, có thể cài đặt lên bất kỳ nền tảng hệ điều hành nào giống như một phần mềm máy tính.
Tham khảo thêm: IFTTT là gì? Hướng dẫn sử dụng dịch vụ IFTTT trên Android và iOS
“Home Assistant OS” kết hợp giữa “Home Assistant Core” và các công cụ khác. Phiên bản này có thể cài đặt lên một chiếc máy tính như Raspberry Pi, máy ảo. Hai phiên bản này khi cài lên thiết bị nào đó sẽ biến thiết bị đó thành một hub tổng giúp kết nối và điều khiển thiết bị nhà thông minh, tương tự như Gateway trên nền tảng Xiaomi, Aqara, Hub tổng trên nền tảng Samsung SmartThings.
Là phần mềm nguồn mở với sự hỗ trợ của đội ngũ kỹ sư, lập trình viên trên khắp thế giới, Home Assistant tương thích với hầu hết mọi thiết bị nhà thông minh, mở ra khả năng làm việc không giới hạn của các thiết bị trong ngôi nhà.
Tham khảo thêm: IoT là gì? Lịch sử hình thành và ý nghĩa của IoT trong thực tiễn
Dù là sử dụng phiên bản nào, người dùng cũng phải cài đặt Home Assistant trước, sau đó hệ thống sẽ quét qua các thiết bị nhà thông minh hiện có, người dùng sẽ tiến hành cấu hình để các thiết bị làm việc theo nhu cầu.
Như vậy, nếu xét về sự tiện lợi, nhanh chóng, các nền tảng nhà thông minh đã giới thiệu trong các bài viết trước tỏ ra vượt trội, trong khi đó, Home Assistant lại mạnh ở khả năng điều khiển trong mạng nội bộ và tùy biến mạnh mẽ.
Tham khảo thêm: Zigbee là gì, vì sao nhà thông minh sử dụng công nghệ này?
Home Assistant đóng vai trò như hub tổng điều khiển nhà thông minh, giúp tạo ra các ngữ cảnh để thực hiện các tác vụ nhà thông minh từ đơn giản đến phức tạp, đóng vai trò là cầu nối cho các thiết bị nhà thông minh sử dụng các công nghệ IoT khác nhau.
Nền tảng nhà thông minh mã nguồn mở này cung cấp giải pháp lưu trữ dữ liệu tại chỗ (On-Premises) giúp đảm bảo an toàn, không dùng nền tảng đám mây (Cloud), giúp kết nối các thiết bị nội bộ hoặc với nền tảng đám mây từ các nhà cung cấp nền tảng nhà thông minh mở hoặc đóng.
Tham khảo thêm: Smart Life là gì? Cách tải và sử dụng Smart Life để quản lý thiết bị nhà thông minh
Home Assistant cung cấp các thành phần có khả năng tích hợp (ở dạng add-on hoặc plugin) các hệ sinh thái IoT khác dự trên phần mềm như Google, Apple, Amazon, hay sản xuất phần cứng như IKEA, Philips, Sonos, Tuya, Xiaomi…
Thay vì mỗi hãng phải cài mỗi app khác nhau để có thể thêm và sử dụng, Home Assistant giúp gom mọi thứ về một mối, vừa dễ dàng quản lý, vừa dễ dàng trong việc tạo ra các ngữ cảnh linh hoạt để các thiết bị làm việc liền mạch với nhau.
Tham khảo thêm: Nhà thông minh cần những thiết bị gì?
Việc điều khiển mọi thứ từ một “máy chủ” nội bộ vừa đảm bảo an toàn cho ngôi nhà, dữ liệu cá nhân, còn đảm bảo mỗi khi đường truyền mạng gặp vấn đề – đa phần các nền tảng khác đều đặt máy chủ ở nước ngoài – thì mọi thứ vẫn làm việc trôi chảy.
Người dùng có thể sử dụng trợ lý ảo kỹ thuật số Google Assistant hay Amazon Alexa để điều khiển nhà thông minh qua giọng nói rảnh tay. Vì tính mở và tùy biến cao, Home Assistant không dễ cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, cộng đồng người dùng nền tảng này cực kỳ công đảo và năng động, nên hầu như người dùng có thể làm, học hỏi mọi thứ mà không gặp khó khăn gì.
Người dùng cũng cần có kiến thức về hệ thống để cài đặt Home Assistant Core nền tảng lên hệ điều hành hiện có (Windows, Mac…) hoặc cài đặt Home Assistant OS. Để có thể tùy biến, người dùng cần có kiến thức về lập trình Python.
Tham khảo thêm: